TRƯỜNG SĨ QUAN CÔNG BINH VÀ ĐẠI HỌC KINH TẾ THAM QUAN BẢO TÀNG VÀ GIAO LƯU NHÂN CHỨNG LỊCH SỬ TẠI BẢO TÀNG CHIẾN DỊCH HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG SĨ QUAN CÔNG BINH VÀ ĐẠI HỌC KINH TẾ THAM QUAN BẢO TÀNG VÀ GIAO LƯU NHÂN CHỨNG LỊCH SỬ TẠI BẢO TÀNG CHIẾN DỊCH HỒ CHÍ MINH

10:27 - 04/12/2022

Từ ngày 28/11 đến 03/12/2022, tại Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh đã diễn ra chương trình “Tham quan, gặp gỡ, giao lưu nhân chứng lịch sử trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử”. Hoạt động do Bảo tàng phối hợp với Trường Sĩ quan Công Binh, Trường

Học viên Trường Sĩ quan Công Binh và sinh viên Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh nghe cán bộ Bảo tàng thuyết minh về Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Tham dự chương trình có đại diện Ban Giám đốc Bảo tàng Quân khu 7, thầy Bùi Gia Doanh - Giảng viên Trường Sĩ quan Công Binh, cô Nguyễn Thùy Dương - Giảng viên Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh làm Trưởng đoàn; chú Phùng Văn Cải - Cựu chiến binh từng tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh; ngoài ra còn có đông đảo các giảng viên, học viên, sinh viên trường Trường Sĩ quan Công Binh và Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

Trong khuôn khổ chương trình, các cán bộ, giảng viên, học viên của Trường Công Binh và Trường Đại học Kính tế Tp. Hồ Chí Minh có cơ hội được trực tiếp thăm quan, cảm nhận những hình ảnh, hiện vật tiêu biểu trưng bày tại bảo tàng, phản ánh sinh động sự lãnh đạo của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh; nỗ lực và quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 qua các chiến dịch tiêu biểu, như Chiến dịch Tây Nguyên, Chiến dịch Huế - Đà Nẵng và kết thúc bằng Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử…

Chú Phùng Văn Cải - Cựu chiến binh từng tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh và cô Nguyễn Thùy Dương - Giảng viên Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh giao lưu tại Bảo tàng.

 Ngoài ra, Bảo tàng còn tổ chức hoạt động giao lưu với nhân chứng lịch sử, giao lưu giữa giảng viên, học viên, sinh viên hai trường; đặc biệt có các tiết mục văn hóa văn nghệ, tham gia các trò chơi nhỏ như trả lời những câu hỏi liên quan đến nội dung trưng bày tại bảo tàng; chia sẻ những lá thư viết vội của các bạn sinh viên trường Đại học Kinh tế gửi tới các học viên - các Sỹ quan tương lai của Trường Sỹ quan Công Binh...

Sau khi thăm quan bảo tàng và trực tiếp giao lưu với các giảng viên, học viên, sinh viên của hai trường, chú Phùng Văn Cải - Cựu chiến binh trong Chiến dịch Hồ Chí minh lịch sử, chia sẻ: Hôm nay có dịp ghé thăm bảo tàng, xem lại những hình ảnh, hiện vật gắn liền với những người lính thế hệ chúng tôi, tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh, để giải phóng Miền Nam, thống nhất nước nhà, tôi vô cùng xúc động. Tôi mong muốn rằng, thế hệ trẻ hãy dành chút thời gian tìm về lịch sử, để hiểu được được sự hi sinh, gian khổ của các thế hệ cha anh trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc; Từ đó thêm trân trọng giá trị của hòa bình, tích cực học tập, rèn luyện, trở thành người công dân có ích, góp phần xây dựng đất nước ta ngày càng “đoàng hoàng hơn, to đẹp hơn”, “sánh vai với các cường quốc năm châu” như mong muốn của Bác Hồ kính yêu lúc sinh thời”.

Kết thúc chương trình tham quan và giao lưu, thầy Bùi Gia Doanh - Giảng viên Trường Sĩ quan Công Binh, phát biểu cảm ơn Ban Giám đốc, các cán bộ, nhân viên, chiến sĩ Bảo tàng đã tổ chức một Chương trình bổ ích. Trong thời gian tới, Nhà trường sẽ tăng cường giáo dục lịch sử truyền thống cho học viên thông qua các hoạt động thăm quan, giao lưu tại các bảo tàng, các khu di tích lịch sử trên địa bàn. Đồng quan điểm, cô Nguyễn Thùy Dương - Giảng viên Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đánh giá cao công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống của Bảo tàng, qua hoạt động giao lưu ngắn với các cán bộ, Học viên Trường Sĩ quan Công Binh; các bạn sinh viên đã có những trải nghiệm đáng nhớ, hiểu thêm về cuộc sống, tâm tư, tình cảm của người lính và quyết tâm tiếp bước truyền thống cha anh.

Thông qua hoạt động tham quan, giao lưu với nhân chứng lịch sử, giao lưu giữa giảng viên, học viên, sinh viên hai trường; những câu chuyện kể sâu sắc, cảm động giúp thế hệ trẻ hiểu thêm về những đóng góp, hy sinh cao cả và những phẩm chất cao đẹp “bộ đội cụ Hồ”; giúp chúng ta hiểu thêm giá trị của những ngày được sống trong tự do, độc lập; Từ đó nỗ lực hơn trong công cuộc xây dựng đất nước, để xứng đáng với thế hệ cha anh. Dù thời gian có trôi qua, nhưng lịch sử vẫn ghi mãi những chiến công và sự hy sinh thầm lặng của các anh hùng dân tộc, của những làm nên lịch sử đại thắng mùa Xuân 1975. Qua đó, thiết thực tuyên truyền, giáo dục truyền thống cho học viên, sinh viên; đồng thời củng cố thêm niềm tự hào và nâng cao tinh thần trách nhiệm, góp phần tri ân quá khứ và khơi dậy lòng tự hào dân tộc, tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, khơi gợi niềm tin, khát vọng hòa bình cho thế hệ trẻ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc hôm nay.

Thầy Bùi Gia Doanh - Giảng viên Trường Sĩ quan Công Binh giới thiệu cho các học viên, cách sử dụng hỏa tiễn 12 nòng - đây là hiện vật trưng bày tại Bảo tàng chiến dịch Hồ Chí Minh

MỘT SỐ HÌNH ẢNH THAM QUAN, GIAO LƯU TẠI BẢO TÀNG CHIẾN DỊCH

 

Học viên và sinh viên 02 trường giao lưu, chia sẻ những cảm xúc tại Bảo tàng Chiến dịch Hồ chí Minh lịch sử

Học viên và sinh viên 02 trường hưởng ứng trả lời những câu hỏi lịch sử về nội dung trưng bày  tại Bảo tàng

Học viên và sinh viên viên 02 trường tham gia giao lưu văn hóa - văn nghệ tại Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Những lá thư viết vội vô cùng tâm huyết là những tình cảm yêu mến của các bạn sinh viên trường ĐH Kinh tế dành tặng cho các bạn học viên Trường Sĩ quan Công Binh

Các cán bộ, giảng viên, học viên và sinh viên 02 trường chụp hình lưu niệm tại Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Các cán bộ, giảng viên, học viên và sinh viên 02 trường chụp hình lưu niệm tại Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Các cán bộ, giảng viên, và sinh viên Trường ĐH Kinh tế chụp hình lưu niệm tại Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Các cán bộ, giảng viên, và sinh viên Trường Sĩ quân Công Binh chụp hình lưu niệm tại Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Tạ Tùng  - Lê Duân