TRAO CẦN CÂU CHO BÀ CON ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ

TRAO CẦN CÂU CHO BÀ CON ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ

10:27 - 19/08/2022

Quan niệm trao chiếc “Cần câu” chứ không cho con cá, thời gian qua đã giúp cho nhiều hộ gia đình bà con người đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đồng Nai biết phấn đấu vươn lên, vượt qua hoàn cảnh khó khăn và thoát nghèo bềnh vững. Chương trình “Về quê” do Quỹ tấm lòng Việt - Đài truyền hình Việt Nam cùng đơn vị tài trợ phối hợp với UBMTTQVN huyện Xuân Lộc thực hiện nhằm hỗ trợ sinh kế cho đồng

Dắt cặp dê giống trở về nhà, anh Điểu Phi, người đồng bào S,Tiêng – Sóc Ba Buông xã Xuân Hòa huyện Xuân Lộc không dấu nổi niềm vui từ món quà bất ngờ đến với gia đình mình. Cặp dê do Quỹ tấm lòng Việt Đài truyền hình Việt Nam cùng Công ty Amway Việt Nam hỗ trợ. Đôi dê là tài sản có giá trị và là niềm hy vọng để gia đình anh thoát nghèo trong những năm tới. Anh Điểu Phi – Sóc Ba Buông xã Xuân Hòa cho biết: Nay được chương trình cho cặp dê, tôi rất vui mừng, xin cảm ơn chương trình. Tôi hứa sẽ chăm sóc cho đàn dê thật tốt, mạnh khỏe…, để phát triển kinh tế gia đình”. Ở Sóc Ba Buông, ai cũng hiểu được hoàn cảnh khó khăn của gia đình Điểu Phi. Trong những những chuyến lên rẫy làm nương, không may tai nạn đã cướp đi của anh một chân. Giờ đây, chiếc chân giả chỉ giúp anh đi lại được thuận tiện hơn chứ không thể giúp anh làm được những công việc nặng như trước. Đồng nghĩa với việc gia đình mất đi một trụ cột kinh tế chính trong nhà. Vợ anh cũng mắc nhiều căn bệnh khác, nên chỉ quây quẩn lo được cơm nước trong nhà. Chính vì lẽ đó mà nhiều năm nay, gia đình Điểu Phi vẫn nằm trong diện nghèo của xã.

Cùng chung hoàn cảnh khó khăn ở huyện Xuân Lộc, gia đình Chị Ro – Phi – Ah ở Làng Chăm – xã Xuấn Hưng cũng vừa nhận được cặp dê từ chương trình hỗ trợ sinh kế. Chồng mất sơm, mình chị nuôi 4 người con nhỏ và khoản nợ vay 150 triệu chữa bệnh cho chồng chưa trả hết. Cặp dê đến với gia đình chị đúng lức như một chiếc phao cứu sinh, giúp gia đình chị thoát cơn hoạn nạn. Chị Ro – Phi – Ah chia sẽ: “Từ rất lâu tôi luôn ao ước có được 1 cặp dê để nuôi, vì chồng và con trai thì đi làm thuê, còn tôi thì chỉ ở nhà lo cơm nước cho chồng,con, nếu có 1 cặp dê để nuôi thì gia đình tôi sẽ có thêm nguồn thu nhập, góp phần ổn định cuộc sống. Hôm nay gia đình tôi rất là vui mừng khi được các cấp chính quyền xã - huyện, các nhà tài trợ đã hỗ trợ cho gia đình tôi có vốn để chăn nuôi, tôi xin cam kết sẽ cố gắng nuôi cặp dê trên thật tốt để phát triển kinh tế gia đình vươn lên thoát nghèo”.

Huyện Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai có 25 đồng bào dân tộc sinh sống, trong đó có 24 dân tộc thiểu số, chiếm trên 8% dân số của huyện. Huyện có 6 làng dân tộc với bản sắc riêng biệt, độc đáo như: làng Châu ro, S,Tiềng, Tày, Nùng, K.me…, nhuengx năm qua, mặc dù luôn nhận được sự hỗ trợ, quan tâm từ Chính quyền địa phương nhưng cuộc sống của nhiều hộ gia đình vẫn gặp khó khăn thiếu thốn.

Ông Phạm Ngọc Lộc – PCT.UBMTTQVN huyện Xuân Lộc cho biết thêm: “Thời gian qua, địa phương luôn thực hiện tốt các đợt dân vận, chăm lo an sinh xã hội, giúp người dân thoát nghèo. Người daân cũng hưởng ứng tích cực các phong trào xây dựng nông thôn mới của địa phương, tích cực tăng gia sản xuất và thông qua các tổ chức đoàn thể của huyện, thông qua các nguồn vơn ủy thác để giúp người dân tăng gia sản xuất thoát nghèo”.

 

Đồng cảm với mong muốn giúp người dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Mới đây, tại Nhà văn hoá dân tộc S’tiêng, Sóc Ba Buông, ấp 2 xã Xuân Hoà, và Nhà văn hóa dân tộc Chăm ấp 4 xã Xuân Hưng. Quỹ tấm lòng Việt Đài truyền hình Việt Nam cùng Công ty Amway Việt Nam phối hợp với UBMTTQVN huyện Xuân Lộc đã tổ chức chương trình “Về Quê” hỗ trợ sinh kế cho đồng bào dân tộc có hoàn cảnh khó khăn. Tại buổi lễ, Chương trình đã trao cho 06 hộ gia đình là bà con người đồng bào S,Tiêng và Chăm, mỗi hộ 03 con dê với tổng số tiền là 60.000.000đ, kinh phí trên do Công ty Amway Việt Nam tài trợ.  Phần quà như chiếc cần câu giúp các hộ tự câu cá, tự có trách nhiệm chăm sóc và phát triển đàn dê để tạo sinh kế, giúp người dân ổn định cuộc sống…

Với bản tính chịu thương, chịu khó, anh Phi, chị Ah cũng như các hộ gia đình bà con đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Xuân Lộc nguyện cầm chắt “Cần câu” dày công chăm sóc đàn dê thật tốt, cuộc sống của bà con sẽ dần ổn định và phát triển tốt.

                                                                    Ngọc Hoàng/Opensky