Cảnh giác hành vi giết người có yếu tố tâm thần

Cảnh giác hành vi giết người có yếu tố tâm thần

15:55 - 19/04/2021

Vô thức trong suy nghĩ và hành động, diễn biến bộc phát, bất ngờ. Đó là một trong những biểu hiện thường gặp của những người mắc triệu chứng tâm thần.

Mới đây, Phan Ngọc Nam, sinh năm 1977, trú tại xã Vọng Đông, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang cầm theo một con dao dài, dừng xe giữa đường yêu cầu người điều khiển xe khách phải chào Nam, khi họ vừa chào xong, Nam ném gạch làm vỡ kính của xe rồi bỏ chạy vào nhà bà Trần Thị Lệ, sinh năm 1953, trú tại địa phương. Gặp bà Lệ, Nam liền dùng dao chém nhiều nhát vào cổ và đầu bà Lệ rồi bỏ chạy. Theo giám định, Nam có biểu hiện của người bị tâm thần, gây khó khăn trong quá trình xử lý vụ án,

cab0b2d6fa2f0871513e

Hiện trường vụ việc Phan Ngọc Nam ném gạch làm vỡ kính của xe rồi bỏ chạy.

TheoThiếu tá Trương Thanh Quý, cán bộ Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh An Giang cho biết: “Do người thực hiện hành vi phạm tội bị bệnh tâm thần nên khó khăn trong quá trình lấy lời khai hoặc hỏi cung để làm sáng tỏ nội dung vụ án. Quy luật phạm tội của họ khác với người phạm tội thông thường. Họ hoang tưởng về nguyên nhân, động cơ và mục đích phạm tội”.

715aebffa20650580917

Phan Ngọc Nam tại cơ quan Công an.

Một vụ án khách, nạn nhân lại chính là cháu ruột của kẻ sát hại. Đối tượng là Nèang Nhây, sinh năm 1960, trú tại xã Vĩnh Trung, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, có tiền sử bệnh tâm thần (trên 10 năm). Từ tháng 9/2020 đến nay bà không được đưa đi điều trị mà chỉ uống thuốc điều trị tại nhà theo đơn của bác sỹ. Tại lễ làm phước của gia đình, khi đang giữ cháu ngoại, bà Nhây bế cháu vào phòng ngủ, lấy 01 cây dao cắt vào cổ nạn nhân, rồi định tự tử thì được mọi người can ngăn.    

Một trong những khó khăn lớn của Cơ quan Điều tra trong quá trình xử lý các vụ việc như trên là người thực hiện hành vi phạm tội không có khả năng nhận thức hành vi, mất khả năng truy cứu trách nhiệm hình sự. Chính vì vậy việc đề cao cảnh giác, tự bảo vệ mình trước những nguy cơ bị xâm hại của mỗi người vẫn là yêu cầu cấp thiết.

00e355a51d5cef02b64d

Hiện trường vụ án đau lòng.

Thượng tá Huỳnh Văn Đảm, Chánh Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh An Giang nhấn mạnh: “Thời gian tới, để hạn chế tối đa hành vi cố ý gây thương tích, giết người có liên quan đến yếu tố tâm thần, đề nghị Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra cấp huyện rà soát, lập danh sách và hướng dẫn cấp xã việc quản lý và xử lý các tình huống liên quan đến người mắc bệnh tâm thần.

Chỉ đạo cơ quan cấp xã phối hợp với các ban ngành ở cơ sở thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở cho gia đình có người thân mắc bệnh tâm thần thực hiện đúng phác đồ điều trị của bác sỹ chuyên khoa. Bên cạnh đó, người thân của bệnh nhân cần thường xuyên gần gũi, giúp đỡ để người mắc bệnh tâm thần không bộc phát bệnh, sớm bình phục để hòa nhập với cộng đồng”.

Chỉ tính từ tháng 10/2020 đến nay, trong 9 vụ giết người xảy ra trên địa bàn tỉnh An Giang đã có 4 vụ giết người do người mắc bệnh tâm thần gây ra. Thực trạng này đẫ gây tâm lý hoang mang, lo ngại trong cộng đồng. Là bệnh nhân thì cần phải được chữa trị và bệnh nhân tâm thần ngoài việc điều trị chuyên biệt vẫn cần sự quan tâm và thấu hiểu nhiều hơn từ phía gia đình và xã hội, để những sự cố thương tâm không còn cơ hội xảy ra.

Hòa Trang – Tiến Tầm/Phapluatplus